Pháp luật và các quy định Quyền riêng tư trên Internet

Chính sách bảo mật toàn cầu

Từ lâu, Google đã bị lên án vì vấn đề bảo mật kém tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 2007, Peter Fleischer - đại diện đến từ Google, cho rằng các chính sách bảo mật quốc tế hiện tại không bảo vệ người tiêu dùng một cách thoả đáng. Đại diện Google đã đề nghị Liên Hợp Quốc thiết lập chính sách bảo mật internet toàn cầu nhằm bảo vệ hiệu quả quyền riêng tư của người tiêu dùng và tối thiểu hoá những ảnh hưởng tiêu cực lên các trình duyệt web như Google. Tại thời điểm đó, Google đang bị Liên minh châu Âu điều tra vì vi phạm các chính sách bảo mật toàn cầu hiện có. Mỹ và Liên minh châu Âu có các chính sách bảo mật riêng biệt, gây khó khăn cho các công ty như Google hoạt động toàn cầu mà không vi phạm các chính sách. Google chỉ là một doanh nghiệp lớn điển hình, thu lợi nhuận bằng cách cung cấp, phục vụ các sản phẩm trình duyệt web cho người dùng. Tuy nhiên, điều khách hàng lo ngại nhất là chất lượng sản phẩm và quyền riêng tư của họ. Các dữ liệu thu thập được từ các công cụ tìm kiếm cho phép các doanh nghiệp theo dõi hành trình trực tuyến của người tiêu dùng, từ các trang web họ truy cập đến các giao dịch được thực hiện. Điều này đặt ra vấn đề toàn cầu khi cả thế giới không có một chính sách bảo mật chung và nhất quán.

Quy định về bảo vệ dữ liệu

Kể từ tháng 3 năm 2012, Liên minh châu Âu đã đề xuất bộ luật để giải quyết vấn đề chính sách bảo mật toàn cầu. Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) là một bộ quy định nhất quán được đề xuất trên toàn Liên minh châu Âu, bảo vệ người dùng internet khỏi bị theo dõi và sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép. Quy định này bảo vệ quyền riêng tư người dùng theo hai cách chính: xác định rõ thuật ngữ "dữ liệu cá nhân" và tăng hình phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền riêng tư trực tuyến của người dùng. Trong Điều 4(2) của bộ luật, định nghĩa về dữ liệu cá nhân được mở rộng đáng kể, bao gồm bất kỳ thông tin trực tuyến nào được dùng để truy tìm một cá nhân. Các hình phạt thích hợp được đề ra đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư người dùng tại Điều 77 và 79. Quy định bảo vệ dữ liệu cũng buộc các công ty phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm dựa trên hậu quả và mức độ nghiêm trọng. Trung tâm Dân chủ & Công nghệ (CDT) đã đánh giá các đề xuất này một các chi tiết và chính thức đưa ra phân tích vào ngày 28 tháng 3 năm 2012. Trung tâm Dân chủ & Công nghệ là một tổ chức phi lợi nhuận, ủng hộ sự tự do và quyền riêng tư trên internet thông qua chính sách công của chính phủ. Các phân tích trên đã thu thập ý kiến của công chúng trước khi đưa ra phán quyết. Hai vấn đề chính mà CDT phải giải quyết trong quá trình phân tích là các quy tắc thiếu linh hoạt trong việc xây dựng hồ sơ người dùng trên cơ sở lịch sử sử dụng mạng và chính sách liên quan đến kiểm soát thông tin trực tuyến của trẻ em.

Quyền riêng tư trên internet tại Trung Quốc

Một trong những chủ đề thảo luận phổ biến nhất liên quan đến quyền riêng tư trên internetTrung Quốc. Mặc dù Trung Quốc nổi tiếng trong việc duy trì sự riêng tư của người dùng trực tuyến, nhưng điều này lại có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của những người thường xuyên trao đổi thông tin trên web. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, có một phần mềm mới cho phép sự giám sát giữa phần lớn người dùng trực tuyến và gây rủi ro đến quyền riêng tư của họ. Trung Quốc nổi tiếng với chính sách kiểm duyệt thông tin truyền bá qua các kênh truyền thông công cộng. Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc hạn chế và bóp méo các thông tin lưu hành trong nước thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Mạng trực tuyến đặt ra một loạt các vấn đề cụ thể cho loại kiểm duyệt này, đặc biệt trên các công cụ tìm kiếm liên quan. Yahoo! là một điển hình, đã gặp phải vấn đề sau khi ra mắt tại Trung Quốc vào giữa những năm 2000. Một nhà báo Trung Quốc, cũng là một người dùng Yahoo!, đã gửi email cá nhân bằng Yahoo! liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Nhân viên của Yahoo! tại Trung Quốc chặn các email này và gửi những báo cáo tiêu cực về đến chính phủ Trung Quốc. Nhà báo này đã bị kết án mười năm tù. Những bê bối này đã diễn ra nhiều lần và bị các công dân các quốc gia lên án, chẳng hạn như nhóm dự án trình duyệt ẩn danh Tor, một phần mềm được thiết kế để tránh sự giám sát trên internet ở nhiều quốc gia.

Báo cáo cho thấy, các chính sách của Trung Quốc có xu hướng can thiệp nhiều hơn vào các hoạt động trên internet liên quan đến chính phủ. Vì lý do này, các công cụ tìm kiếm phải chịu áp lực tuân theo các quy định nhà nước về kiểm duyệt trong khi vẫn cố gắng giữ sự chính trực của mình.

Quyền riêng tư trên internet tại Thụy Điển

Thuỵ Điển được cho là đi đầu trong việc áp dụng các điều lệ về internet. Ngày 11 tháng 5 năm 1973, Thuỵ Điển ban hành Luật Dữ liệu (Data Act) - luật bảo vệ dữ liệu quốc gia đầu tiên trên thế giới.[46] [47] Thuỵ Điển đã đưa ra các chỉ dẫn hạn chế hơn trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (IPRED) và thông qua luật FRA năm 2009 cho phép xử phạt pháp lý các hành vi giám sát lưu lượng truy cập internet của các cơ quan nhà nước. Thuỵ Điển có sự thúc đẩy mạnh mẽ của chính phủ đối với việc thực thi chính sách và nhận thức của người dân về quyền tự do trên internet. Sự nổi lên gần đây của Thuỵ Điển trong sự thống trị internet có thể được giải thích bằng sự gia tăng số lượng người dùng. Chỉ có 2% dân số kết nối internet vào năm 1995, nhưng tính đến cuối năm 2012, 89% có quyền truy cập rộng rãi. Điều này phần lớn là do chính phủ đã tích cực đưa ra các điều khoản quy định để thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ internet. Năm 2009, Quốc hội Thuỵ Điển tiên phong thông qua chỉ thị về quyền sở hữu trí tuệ trong khối Liên minh châu Âu. Chỉ thị này đã thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ internet công bố danh tính các nghi phạm chia sẻ các tập tin bất hợp pháp. Cuối cùng, điều quan trọng trong việc thực thi điều luật liên quan đến quyền riêng tư trên internet là mức độ tin cậy của công chúng đối với chính phủ Thuỵ Điển.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền riêng tư trên Internet http://news.cnet.com/2100-1030_3-6103098.html http://www.aaai.org/ocs/index.php/SSS/SSS10/paper/... http://conferences.sigcomm.org/sigcomm/2009/worksh... http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tin... https://adage.com/article/digital/sen-rockefeller-... https://www.canadianlawyermag.com/news/opinion/ip-... https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=645... https://www.nytimes.com/2013/07/18/technology/pers... https://www.nytimes.com/2017/03/29/opinion/how-the... https://www.nytimes.com/2017/03/29/opinion/republi...